Mở bài Vợ chồng A Phủ chọn lọc hay nhất
6/23/2023 3:15:53 PM
phamvanquan1 ...

Vào đề hay nhất để có điểm cao là mở bài, dưới đây là một số Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất, các bạn cùng dethitotnghiep.com tham khảo nhé!.
1.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 1
"Vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập "Truyện Tây Bắc" của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. "Vợ chồng A Phủ" đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị - một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành "con dâu trừ nợ" cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.

2.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 2

Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

3.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 3

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc của Tô Hoài cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, tác phẩm phản ánh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

4.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 4

Tây Bắc hẳn là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra những năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ có thể viết nên những trang thơ, những  trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh rạng ngời “chất vàng mười” trong hình tượng trong  người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động. Đó hẳn là sức sống bền bỉ, tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên được.

5.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 5

Tô Hoài là một nhà văn lớn, đóng góp nhiều thành tự cho văn học Việt Nam. Nếu như trước năm 1945, ông đánh dấu sự thành công với tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” thì sau năm 1945, tập "Truyện Tây Bắc" đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Tình cảm thiết tha, gắn bó, sâu sắc của Tô Hoài dành cho đất và con người Tây Bắc đã giúp ông viết nên những trang văn thấm đẫm tình yêu thương như thế. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập Tây Bắc là câu chuyện tiêu biểu và mang nhiều giá trị tư tưởng lớn. Trong truyện, tác giả gửi gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của mình vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Bắc.

6.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 6

Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

7.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 7

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.

8.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 8

Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau, lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có, sáng tạo, cách miêu tả đậm chất tạo hình lay động lòng người. Ông đã viết thành công tác phẩm Truyện Tây Bắc, trong đó có truyện Vợ chồng A Phủ. Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ, một trong những nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong tác phẩm này.

9.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 9

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952. Đây là truyện hay nhất in trong tập "Truyện Tây Bắc'' của nhà văn Tô Hoài (1953) và đạt giải nhất của Hội văn hóa nghệ thuật 1954 - 1955. Nhà văn muốn làm hiển hiện lại cuộc sống của người dân tộc trung thực, chí tình quý trọng tình cảm cho dù gian nan đến đâu cũng mong đợi ngày mai tươi sáng, tiêu biểu là nhân vật A Phủ. Đây là nhân vật được nhà văn xây dựng với hình tượng thật đặc biệt.

10.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 10

Sau những dòng hiện thực, trĩu nặng lòng trắc ẩn trước kiếp người nô lệ, nhà văn Tô Hoài chuyên ngọn bút bằng câu văn lãng mạn, mộng mơ ấy để mở đầu những phút trỗi dậy của sức sống tuổi trẻ trong tâm hồn cô Mị - nhân vật chính trong truyện “ Vợ chồng A Phủ”. Từ đó, biết bao câu chữ, bao chi tiết, hình ảnh thẩm mỹ cứ nối nhau tuôn chảy, cứ gọi nhau ngân vang. Trong những hình ảnh, chi tiết ấy, có lẽ nhà văn dụng công nhiều nhất khi miêu tả hình ảnh “tiếng sáo đêm xuân”. Chỉ đọc hơn hai trang truyện, tôi đã đếm được mười ba lần Tô Hoài nói đến tiếng sáo. Trong đó, có sáu lần tiếng sáo được đặc tả với những sắc độ âm thanh, những ngữ nghĩa và hiệu quả thẩm mỹ thật là sống động, phong phú.

11.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 11

Tô Hoài là một trong những cây bút lão luyện của làng văn học Việt Nam với sự nghiệp văn chương đồ sộ bao gồm nhiều thể loại phong phú, độc đáo. Được mệnh danh là “Nhà văn của thiếu nhi”, giọng văn của Tô Hoài luôn mang phong vị tự nhiên, hồn hậu, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm. Tác phẩm nổi bật nhất của ông sau Cách mạng Tháng 8 phải kể đến “Vợ chồng A Phủ”, một kiệt tác văn chương được thai nghén và hoàn thiện trong chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc của tác giả. Với khả năng xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cùng lối viết chân thực, “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm mang giá trị hiện thực sâu sắc, đả kích và lên án sự bất công trong xã hội phân chia giai tầng đã vùi dập con người đến tận cùng khổ đau, đồng thời bêu riếu bọn cường hào, thống lý tàn ác, phơi bày những thế lực đen tối tồn tại ở khu vực vùng núi phía Bắc trước Cách mạng.

12.Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất – Mẫu 12

Nhắc đến đến những tác phẩm như Dế Mèn phiêu lưu ký, hẳn trong chúng ta không ai không nghĩ ngay tới một cây bút tài ba, lão làng trong nghề văn ấy là Tô Hoài. Ai yêu Tô Hoài cũng biết, ông dành nhiều tình cảm cho con người lắm, vì thế mỗi trang văn của ông luôn thấm đượm một trái tim nhân hậu, một hơi thở nồng nàn của những bài học, ý nghĩa cuộc sống. Và chắc hẳn, ta không thể không nhớ tới câu truyện ngắn trên Tây Bắc ấy là vợ chồng A Phủ. Tô Hoài đã dành ngòi bút của mình để nảy lên những tiếng kêu nhân đạo nhất, và đặc tả điều đó, ta còn ấn tượng mãi với hình tượng nắm lá ngón trong câu truyện.
Hy vọng bài viết trên của dethitotnghiep.com đã cung cấp cho quý bạn đọc Mở bài Vợ chồng A Phủ chọn lọc hay nhất những kiến thức hữu ích, trân trọng cảm ơn.